Dư luận
Trong khi nhiều nhà văn trẻ hiện nay theo đuổi những đề tài nóng như sex, đồng tính thì một mình Di Li đi con đường riêng: Trinh thám kinh dị. Với giọng văn rất “Tây” đã tạo cho Di Li một phong cách riêng cuốn hút, từ “Tầng thứ nhất” đến “Điệu valse địa ngục” và giờ là “Trại Hoa Đỏ” đều rất ly kỳ, ám ảnh và... nữ tính...
Tham gia bàn luận với chủ đề quan điểm của nhà văn trẻ đối với vị trí xác lập của mình trên chiếu văn, mối liên hệ với các nhà phê bình và việc hướng các sáng tác của mình tới từng đối tượng độc giả, có các nhà văn trẻ: Phong Điệp, Cấn Vân Khánh, Di Li, Trần Thu Trang.
Trò chuyện với nhà văn trẻ Di Li nhân dịp mùa đề cử giải Nobel Văn chương vào 1/2/2009 sắp tới, chị cho biết: “Tôi nghĩ rằng, chúng ta nên đi từ cái nhỏ đến cái lớn. Ở khu vực châu Á cũng có nhiều giải thưởng văn học chờ đợi, đâu chỉ có mỗi giải Nobel”…
Các nhà văn mạng ở Việt Nam thường ở lứa tuổi 8X, 7X. Tác phẩm của họ đã xuất bản ra sách giấy chưa nhiều nhưng đủ để gây vài tiếng vang nhất định và sự chú ý của xã hội. Một số nhà văn trẻ, trong đó có cả nhà văn đang được chú ý trên mạng, đã chia sẻ những quan điểm của mình về văn học mạng.
Trong thời gian gần đây trên thị trường sách liên tiếp xuất hiện hàng loạt tác phẩm của các tác giả trẻ gây xôn xao dư luận. Hầu hết những tác phẩm này đều được viết với văn phong giản dị, trong sáng và tập trung khai thác vào nhu cầu giải trí của độc giả. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này chúng tôi đã có một cuộc trao đổi với các tác giả Di Li, Cấn Vân Khánh và Phan Anh.