Tin văn nghệ
"Sóng chìm", "Tiếng khóc nàng Út"..., dù được trao giải với số phiếu cao, song hầu như không được bày bán ở hiệu sách. Còn những cuốn sách được bạn đọc đón nhận, đồng thời nhận được giải thưởng của Hội, thì trước đó đã khẳng định tên tuổi.
Họ là những người bị “giời đầy”, miệt mài viết và in sách, dù thu nhập từ sách chẳng đáng là bao. Đầu năm, trò chuyện với nhiều cây bút trẻ đang hừng hực sáng tác, chúng tôi cố hiểu nội lực của họ xuất phát từ đâu. Dù sao, giữa thời buổi sa sút chung cả về kinh tế lẫn văn hóa đọc, nỗ lực của họ vẫn là điều đáng nể.
Cho đến nay, không ít người vẫn nghi ngại khi nói đến một dòng văn học trinh thám, kinh dị nước nhà bởi sự xuất hiện quá thưa thớt của các tác giả và sự đứt đoạn một thời kì dài không có sự phát triển của dòng văn học này. Có chăng , người ta chỉ điểm được vài cái tên như Thế Lữ, Phạm Cao Củng, Bùi Huy Phồn…
Nhà văn Bảo Ninh có lần tâm sự : “Danh tiếng, tiền bạc? Văn chương và nhà văn mà như vậy và chỉ vậy thì thật phù phiếm và đáng trách. Nếu quả thật tôi chỉ thế thì đấy là nỗi buồn lớn nhất của tôi”. Đó là câu dặn dò, dạy bảo của nhiều nhà văn bậc cha chú đối với con cháu.